CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Lý Luận Chính Trị
11 Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định hiện nay / Nguyễn Thanh Tín, Nguyễn Thị Ngọc Thùy // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 37-39 .- 324
Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên là nhiệm vụ rất quan trọng, của các trường đại học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nhằm góp phần tạo ra những sinh viên có đủ phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
12 Tư tưởng Hồ Chí Minh về “chuẩn” nhà giáo và vận dụng trong chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo ở nước ta hiện nay / Nguyễn Quang Bình, Nguyễn Khắc Duy, Dương Văn Tùng, Nguyễn Đình Nhàn // .- 2024 .- Số 01 (62) - Tháng 02 .- Tr. 70-75 .- 335.4
Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về “chuẩn” của nhà giáo. “Chuẩn” của người thầy chân chính - theo Hồ Chí Minh - không chỉ về phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, đức và tài mà còn cần đặt lý tưởng sư phạm, khát vọng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân lên trên hết, trước hết.
13 Trung Quốc với việc xây dựng hoàn thiện chế độ kiểm tra giám sát trong bối cảnh mới / Trịnh Quốc Hùng // .- 2023 .- Số 9 (265) - Tháng 9 .- Tr. 3-14 .- 320
Phân tích đánh giá những điểm mới về lý luận và thực tiễn của chế dộ kiểm tra giám sát của Trung Quốc trong bối cảnh mới, tức là từ sau Đại hội XVIII chính thức xác lập tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới làm tư tưởng chỉ đạo xây dựng Trung Quốc đến giữa thế kỷ XXI trở thành quốc gia XHCN hiện đại giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.
14 Một số thành tựu và hạn chế trong cải cách tổ chức bộ máy của Trung Quốc / Nguyễn Thị Phương // .- 2023 .- Số 10 (266) - Tháng 10 .- Tr. 3-10 .- 320
Phân tích bối cảnh thực hiện cải cách tổ chức bộ máy ở Trung Quốc. Khái quát về tám lần cải cách tổ chức bộ máy của Trung Quốc. Trình bày một số thành tựu trong cải cách tổ chức bộ máy của Trung Quốc. Đưa ra một số hạn chế trong công tác cải cách tổ chức bộ máy ở Trung Quốc hiện nay.
15 Những điều chỉnh về quốc phòng từ sau Đại hội lần thứ XX Đảng cộng sản Trung Quốc / Bùi Thị Thanh Hương, Nguyễn Hồng Quân // .- 2023 .- Số 11 (267) - Tháng 11 .- Tr. 73-86 .- 320
Trình bày những điều chỉnh về quốc phòng của Trung Quốc. Phân tích tác động của những điều chỉnh về quốc phòng của Trung Quốc. Đưa ra một vài hàm ý chính sách dối với Việt Nam.
16 Vai trò của văn phòng nghiên cứu chính sách trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách / Đinh Tấn Phong // .- 2023 .- Số 12 (268) - Tháng 12 .- Tr. 17-28 .- 320
Trình bày vai trò của văn phòng nghiên cứu chính sách trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách. Văn phòng nghiên cứu chính sách trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc là cơ quan nghiên cứu và tư vấn chính sách hàng đầu của BCH Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc; chịu trách nhiệm về các vấn đề tư tưởng, lý luận và chính sách lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được ví như một “siêu Thnk tank”, “bộ não” của Trưng ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
17 Tiếp biến văn hóa Hindu Giáo trong lịch sử Indonesia và Việt Nam / Nguyễn Minh Giang // .- 2023 .- Số 11 (284) - Tháng 11 .- Tr. 36-46 .- 320
Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của Hindu giáo đối với hai đại diện khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo là Champa và Indonesia, bài viết tiếp thu các kết quả nghiên cứu của khảo cổ học, văn hóa học để cho thấy điểm tương đồng và dị biệt khi hai nền văn hóa này tiếp biến Hindu giáo trên ba lĩnh vực văn hóa tư tưởng, văn hóa tổ chức đời sống Quốc gia và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân. Từ đó phản ánh dấu vết của Hindu giáo trong tâm thức văn hóa của cư dân Champa và Indonesia.
18 Một số bất ổn xã hội ở Brazil thời tổng thống Bolsonaro / Nguyễn Anh Hùng // .- 2023 .- Số 301 - Tháng 04 .- Tr. 20-32 .- 320
Nghiên cứu và nhìn nhận, phân tích, chứng minh và đánh giá về một số bất ổn xã hội điển hình ở Brazil dưới thời chính quyền của Tổng thống Bolsonaro (01/01/2019 – 31/12/2022).
19 Phát triển con người Việt Nam trong thời đại cách mạng Công nghiệp lần thứ tư nhìn từ góc độ lý luận của Triết học Mác / Nguyễn Thị Như Hoài // .- 2023 .- Số 271 - Tháng 04 .- Tr. 46-56 .- 320
Phân tích quan điểm của triết học Mác về phát triển con người. Từ đó trình bày một số yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển con người Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
20 Bàn về “chủ nghĩa Mác thế kỷ XXI” và “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” / Hoàng Huệ Anh // .- 2023 .- Số 4 (260) - Tháng 4 .- Tr. 3-14 .- 320
Tập trung phân tích mục tiêu, nội hàm về ý nghĩa của hai vấn đề lý thuyết phát triển cơ bản nhất của Trung Quốc hiện nay bao gồm “Chủ nghĩa Mác thế kỷ XXI” và “Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc”. Trung Quốc hiện tăng mức độ tập trung nâng cấp hệ thống lý luận và hệ tư tưởng do yêu cầu an ninh và nhu cầu được khẳng định, mở rộng ảnh hưởng ở phạm vi ngoài biên giới sau 40 năm trổi dậy ngoạn mục về kinh tế.