CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Công Nghệ Thông Tin
271 Tiêu diệt ung thư với liệu pháp miễn dịch interleukin-2 (IL-2) / Nguyễn Thái Minh Trận, Phạm Đức Hùng, Võ Đức Duy // .- 2021 .- Số 4(745) .- Tr.51-53 .- 610
Interleukin-2 (IL-2), hay còn gọi là yếu tố kích thích sinh trưởng dòng tế bào T, được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị các bệnh ung thư như phổi, buồng trứng, vú, máu, thận… Những kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng đều cho thấy, IL-2 có khả năng kích thích phát triển các tế bào miễn dịch, tăng khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào thận và u hắc tố ác tính. Sau một khoảng thời gian dài bị lãng quên, IL-2 đã một lần nữa quay lại vị trí dẫn đầu trong cuộc đua phát triển liệu pháp miễn dịch chống ung thư.
272 Những ứng dụng tiềm năng của công nghệ sinh học thực vật trong đối phó với SARS-CoV-2 / Chu Đức Hà, Phạm Công Tuyên Ánh, Lê Thị Ngọc Quỳnh, Phạm Phương Thu, Nguyễn Quốc Trung, Lê Thị Hiên, Lê Huy Hàm // .- 2021 .- Số 4(745) .- Tr.57-60 .- 610
Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực phát triển những sản phẩm thuốc thử chẩn đoán, vắc xin và thuốc kháng virus nhằm bảo vệ tính mạng con người cũng như làm chậm sự lây lan của đại dịch COVID-19 gây ra bởi virus SARS-CoV-2. Một phần của nỗ lực quốc tế đó được tập trung trên đối tượng thực vật, các nghiên cứu này đã góp phần cung cấp kháng nguyên protein, kháng thể cho sản phẩm kít chẩn đoán cũng như hệ thống sản xuất, từ đó có thể mở rộng quy mô để cung ứng khẩn cấp vắc xin và thuốc kháng virus. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn của công nghệ sinh học thực vật trong đối phó với đại dịch COVID-19.
273 Phát triển protein trị liệu / Phan Văn Chi, Bùi Thị Huyền, Lê Thị Bích Thảo // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 4(745) .- Tr.61-64 .- 610
Protein trị liệu được sản xuất bằng công nghệ/kỹ thuật sinh học, là một dược phẩm quan trọng có tiềm năng rất lớn để cải thiện sức khỏe con người. Những phân tử protein này về cơ bản là bản sao hoặc phiên bản tối ưu của protein người nội sinh. Chúng có thể được phân lập như các chất xuất hiện tự nhiên từ động vật, thực vật, hoặc vi sinh vật, hoặc được tạo ra bằng công nghệ DNA tái tổ hợp. Có nhiều loại thuốc protein khác nhau, bao gồm kháng thể đơn dòng, vắc xin, hormon peptide, các yếu tố máu, cytokine, kháng sinh peptide, các loại enzym trị liệu… Nhiều loại protein tái tổ hợp được phê duyệt gần đây đã được phát triển và sử dụng để điều trị rộng rãi trong lâm sàng, bao gồm cả những bệnh nan giải như ung thư, bệnh tự miễn/viêm nhiễm, hay rối loạn di truyền. Trong tổng quan này, các tác giả nhấn mạnh các xu hướng và phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu và phát triển thuốc protein, chủ yếu trên cơ sở công nghệ/công nghiệp protein.
274 Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu bảo hiểm: Kinh nghiệm của Hàn Quốc và đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Vũ Minh, Changsoo Lee // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 4(Tập 63) .- Tr.13-16 .- 005
Phân tích mô hình cơ sở dữ liệu (CSDL) bảo hiểm đã được triển khai thành công ở Hàn Quốc, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần sớm hiện thực hóa CSDL bảo hiểm chung tại Việt Nam. Khoản 1, Điều 33 Nghị định 03/2021/NĐ-CP ngày 15/01/2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã nêu rõ trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo việc thống kê và cập nhật tình hình triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đảm bảo kết nối vào CSDL về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũng như trách nhiệm trong việc cung cấp các thông tin tối thiểu lên hệ thống CSDL này. Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm lại sử dụng hệ thống CSDL riêng của mình mà chưa sẵn sàng chia sẻ thông tin lên CSDL chung, gây khó khăn cho công tác quản lý.
275 Quyền tiếp cận thông tin KH&CN trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới ở Việt Nam / Lê Tùng Sơn, Thạch Thị Hoàng Yến, Trần Văn Hồng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 4(Tập 63) .- Tr.50-55 .- 004
Nhận diện và đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về quyền tiếp cận thông tin KH&CN, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho việc thực thi quyền tiếp cận thông tin KH&CN ở Việt Nam. Thông tin khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. tiếp cận thông tin KH&CN phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học trở thành một nhu cầu thiết yếu và là yếu tố tác động đến chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, từ đó đặt ra vấn đề thiết lập khung pháp lý trong việc thừa nhận và bảo đảm thực thi quyền tiếp cận thông tin KH&CN.
276 Big data và ứng dụng trong bảo mật thông tin / Lò Thị Phương Nhung, Nguyễn Mai Phương // .- 2019 .- Số 12(729) .- Tr.57-59 .- 005.1
Nêu vai trò quan trọng của big data trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, là cốt lõi để sử dụng, phát triển internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo.
277 Một số xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số hàng đầu trong năm 2020 / Nguyễn Việt Anh // .- 2020 .- Số 1+2(730+731) .- Tr.113-115 .- 004
Cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan về những xu hướng công nghệ được dự báo sẽ trở thành tiêu điểm của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong năm 2020.
278 Nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 / Hải Hằng // .- 2020 .- Số 1+2(730+731) .- Tr.24-26 .- 004
Trình bày cuộc phỏng vấn TS Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về những vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới.
279 VNIX-Sứ mệnh kết nối các nền tảng số trong kỷ nguyên số / Nguyễn Trường Giang // Thông tin và truyền thông .- 2021 .- số 3 .- Tr. 20-25 .- 004
Hạ tầng mạng là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển hệ sinh thái số. IXP tương lai của internet tốc độ cao, chât lương tin cậy. IXP trong cuộc khủng hoảng COVID 19. VNIX với vai trò hạ tầng số kết nối các nên tảng số.
280 Một số giải pháp phát triển mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ chính phủ số giai đoạn 2021-2025 / Ngô Thanh Hiền // .- 2021 .- số 3 .- Tr. 32-39 .- 004
Giới thiệu hạ tầng số phát triển chính phú số. Giải pháp phát triển mạng TSLCD giai đoạn 2021-2025 bao gồm: sử dụng công nghệ Segment Routing hướng tới mô hình hoạt động mang định nghĩa phần mềm SDN. Bảo đảm an toàn thông tin kết nối trung tâm dữ liệu. Tái cấu trúc hạ tầng thông tin của bộ ngành. Triền khai hệ thống giám sát kết nối mạng.