CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kế Toán

  • Duyệt theo:
2671 Vận dụng mô hình Hub- Spoke phân tích hiệu quả phúc lợi trong mạng lưới FTA toàn cầu và gợi ý cho Việt Nam / Vũ Thị Oanh // .- 2016 .- Số 224 tháng 2 .- Tr. 16-22 .- 330

Bài viết dựa trên mô hình cân bằng tổng thể cạnh tranh độc quyền, phân tích phúc lợi của các quốc gia có vị thế khác nhau, lợi ích của FTA cũng như các nhân tố ảnh hưởng theo hệ thống “Hub – Spoke, H – S” và cơ cấu mở rộng. Kết quả cho thấy: (1) giữa nước H và S tồn tại sự bất cân đối về hiệu quả, phúc lợi nước H thu được lớn hơn nước S; (2) tình hình phân phối phúc lợi của hệ thống đa trục – nan hoa và cấu trúc liên kết nan hoa rất phức tạp, chịu tác động kết hợp của tính thay thế sản phẩm, bổ trợ thương mại, mức độ quan hệ thương mại song phương, mức tăng lợi nhuận theo quy mô…; (3) từ sự phát triển của hệ thống H – S đến thương mại tự do toàn cầu có thể gia tăng kim ngạch thương mại và phúc lợi của nước S, giảm bớt kim ngạch thương mại và phúc lợi của nước H. Từ đó, bài viết đề xuất những gợi ý cho việc lựa chọn đối tác và thực hiện chiến lược FTA của Việt Nam.

2672 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hướng tới chuẩn mực quốc tế trong quá trình thực thi nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền / TS. Đào Quốc Tính // Ngân hàng .- 2016 .- Số 3+4 tháng 2 .- Tr. 72-74 .- 332.1

Bài viết sơ lược tình hình hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xác định mục tiêu hướng tới các chuẩn mực quốc tế tronghoạt động.

2673 Chính sách tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / PGS, TS. Hoàng Văn Hoan, TS. Hoàng Đình Minh // Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2016 .- Số 1+2 (442+443) tháng 1 .- Tr. 63-67 .- 332.1

Nghiên cứu tập trung phân tích các chính sách huy động vốn cho ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại các quốc gia trên thế giới và khu vực. Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm cái thiện hiệu quả chính sách tài chính ứng phó với BĐKH tại Việt Nam.

2675 Kinh nghiệm ứng phó với bất ổn tài chính của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam / TS. Phan Diên Vỹ // Ngân hàng .- 2016 .- Số 2 tháng 1 .- Tr. 59-65 .- 332.1

Bài viết nêu kinh nghiệm của một số nền kinh tế trong việc ứng phó với bất ổn tài chính và bài học kinh nghiệm cho VN và đề xuất một số giải pháp tăng cường nền tảng ổn định tài chính ở VN.

2676 Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và giải pháp đến năm 2020 / TS. Nguyễn Viết Lợi // Ngân hàng .- 2016 .- Số 3+4 tháng 2 .- Tr. 16-21 .- 332.1

Trình bày sự phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ giai đoạn 2016-2020.

2677 Vai trò của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với hệ thống tổ chức tín dụng trong quá trình hội nhập TPP / Diệu Thành // Ngân hàng .- 2016 .- Số 1 tháng 1 .- Tr. 35-36. .- 332.1

Bài viết trình bày vai trò của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với hệ thống tổ chức tín dụng trong quá trình hội nhập TPP.

2678 Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong phát hiện sớm ngân hàng có vấn đề / Diệu Thành // Ngân hàng .- 2016 .- Số 2 tháng 1 .- Tr. 37-38 .- 332.1

Trình bày kinh nghiệm quốc tế về vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong phát hiện sớm tổ chức tài chính có vấn đề và chức năng phát hiện tổ chức tài chính có vấn đề của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

2679 Một số ý kiến về việc vận dụng nguyên tắc giá trị hợp lý vào việc lập và trình bày báo cáo tài chính ở Việt Nam / ThS. Nguyễn Thị Vân // Kế toán & Kiểm toán .- 2015 .- Số 147 tháng 12 .- Tr. 11-12 .- 657.48

Trình bày 2 phần: Cơ sở phápl lý về nguyên tắc giá trị hợp lý và những khó khăn trong việc vận dụng ở Việt Nam; IFRS 13- xác định giá trị hợp lý: những nội dung cơ bản.

2680 Hệ thống kế toán doanh nghiệp và những khoảng trống về kế toán môi trường / TS. Huỳnh Đức Lộng // Kế toán & Kiểm toán .- 2015 .- Số 147 tháng 12 .- Tr. 19-21 .- 657.9

Bài viết đề cập đến bốn vấn đề về: Hệ thống chuẩn mực kế toán; Chế độ kế toán; Những nguyên nhân dẫn đến những khoảng trống về kế toán môi trường trong các doanh nghiệp tại Việt Nam; Kết luận.