Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chịu lực của dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn trong môi trường xâm thực clorua
Tác giả: Trần Hoài Anh, Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Hoàng GiangTóm tắt:
Trong nghiên cứu này, tám dầm bê tông cốt thép có các kích thước BXHXL = 150x200x2200 mm đã được chế tạo trong phòng thí nghiệm bằng bê tông có cấp độ bền B30, các thanh cốt thép dọc có đường kính danh nghĩa 12 mm thuộc nhóm thép CB300-V. Các dầm thí nghiệm được tiến hành gia tốc ăn mòn cốt thép và chia làm bốn nhóm dầm có mức độ ăn mòn cốt thép lần lượt là 5-6%, 9-10% và 13-15%, dựa trên khối lượng kim loại bị mất đi do ăn mòn so với khối lượng kim loại ban đầu. Tiếp theo, thí nghiệm uốn bốn điểm đã được tiến hành trên các mẫu dầm cho đến phá hoại. Các kết quả thực nghiệm cho phép so sánh sự làm việc chịu uốn của dầm bị ăn mòn so với dầm không bị ăn mòn, và xác định ảnh hưởng của mức độ ăn mòn cốt thép dọc đến khả năng chịu lực giới hạn của dầm bê tông cốt thép.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển