Sức kháng trượt dọc của chốt bê tông trong dầm liên hợp rỗng chiều cao nhỏ qua thí nghiệm đẩy
Tác giả: Hàn Ngọc Đức, Vũ Anh Tuấn, Trần Mạnh DũngTóm tắt:
Cơ chế truyền lực trượt dọc của dầm liên hợp có tiết diện dầm thép rỗng và chiều cao nhỏ với các hình dạng khác nhau của chốt bê tông chịu cắt nằm chìm trong bản sàn bê tông là khác biệt so với chốt thép có mũ chịu cắt. Trong bài báo này, sức kháng trượt dọc của chốt bê tông trong dầm liên hợp rỗng có chiều cao thấp sẽ đượcxem xét. Sức kháng trượt dọc theo lý thuyết cho chốt bê tông chịu cắt được xác định dựa theo tiêu chuẩn EN1992-1-1 và EN 1994-1-1. Thí nghiệm đẩy của bốn mẫu với chốt bê tông có hình dạng tròn và hình thang sẽ được thực hiện và kết quả thí nghiệm sẽ được so sánh với giá trị kháng trượt dọc theo công thức lý thuyết. Tất cả bốn mẫu thử được nhúng dầu để đảm bảo không có lực dính kết giữa phần bê tông và thép kết cấu. Sự phá hoại của mẫu thử và kết quả thí nghiệm cho thấy rằng sức kháng trượt dọc của chốt bê tông trong dầm liên hợp rỗng có chiều cao nhỏ không chỉ phụ thuộc vào sức kháng cắt của chốt bê tông.
- Nghiên cứu thiết kế mặt cắt ngang hầm đô thị và hầm ngoài đô thị đáp ứng điều kiện an toàn giao thông
- Phân tích ảnh hưởng của liên kết ngang đến dao động của cầu dầm chịu hoạt tải xe di động
- Tổ chức và quản lý hợp đồng dự án Thiết kế - Đấu thầu - Xây dựng
- Study on using rice husk ash from ceramic kiln as a partial alternative for cement in mortar = Nghiên cứu sử dụng tro trấu từ lò nung gốm để thay thế một phần xi măng trong vữa
- Xác định nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ trong xây dựng nhà máy công nghiệp : nghiên cứu trường hợp tại Bình Dương, Việt Nam