Vai trò của kế toán quản trị trong việc thúc đẩy học tập tổ chức, năng lực đổi mới và kết quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp tại Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Yến, Nguyễn Phong NguyênTóm tắt:
Sử dụng lý thuyết cơ sở nguồn lực (RBV), lý thuyết dựa trên kiến thức (KBV) và lý thuyết bất định, nghiên cứu này kiểm định vai trò điều tiết của MAS đến mối quan hệ giữa học tập tổ chức và năng lực đổi mới của doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đánh giá vai trò truyền dẫn của năng lực đổi mới cho mối quan hệ giữa học tập tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) của các doanh nghiệp Việt Nam. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 288 nhà quản lý cấp trung và cấp cao làm việc các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam. Kết quả kiểm định bằng PLS-SEM cho thấy: (1) Mức độ sử dụng MAS theo bốn khía cạnh: Phạm vi rộng, kịp thời, tổng hợp, thống nhất/đồng bộ đóng vai trò điều tiết cho mối quan hệ giữa học tập tổ chức và năng lực đổi mới; (2) Năng lực đổi mới và mức độ sử dụng MAS đều có tác động dương và đáng kể đến KQHĐKD của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đem lại một số hàm ý lý thuyết và quản trị cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình vận dụng kế toán quản trị nhằm nâng cao năng lực đổi mới và KQHĐKD.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính