Tạo việc làm cho lao động dân tộc thiểu số qua các hoạt động phát triển kinh tế tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
Nhóm Tác giả: Nguyễn Phương Đại, Nguyễn Tiên Phong, Đỗ Đức Quang, Trần Huy NgọcTóm tắt:
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo việc làm, trong đó có các hoạt động phát triển kinh tế cho lao động dân tộc thiểu số (DTTS) cả nước nói chung, Lạng Sơn nói riêng. Bài báo này thực hiện đánh giá các hoạt động phát triển kinh tế tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn thông qua nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp kết hợp với phương pháp phân tích thống kê mô tả và phương pháp so sánh. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các tồn tại hạn chế trong các hoạt động phát triển kinh tế ở xã Quốc Khánh là do nhiều nguyên nhân khác nhau như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng của lao động cũng như người thực hiện chính sách còn thấp, hoạt động đào tạo nghề chưa hiệu quả. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất một số giải pháp chủ yếu như: Thúc đẩy xuất khẩu lao động, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ vay vốn, tăng cường đào tạo nghề, nâng cao cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế góp phần đưa kinh tế xã Quốc Khánh ngày càng phát triển.
- Tác động của chính sách đến tạo việc làm tại chỗ bền vững cho lao động nông thôn tại thành phố Hà Nội
- Ứng dụng OKR tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần CNG Việt Nam
- Tác động của căng thẳng nơi làm việc đến cảm xúc lao động và định hướng khách hàng : một nghiên cứu trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam
- Mối quan hệ giữa sự trải nghiệm và lòng trung thành khách hàng - Vai trò điều tiết của động cơ nhận thức: Trường hợp ngành kinh doanh dịch vụ
- Các động lực thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên: Vai trò điều tiết hỗn hợp của động lực hướng đến xã hội