Sự sẵn lòng chi trả bảo hiểm tôm thẻ chân trắng: Trường hợp các hộ nuôi tại phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Anh, Hoàng Phương AnhTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm tôm thẻ chân trắng và mức độ sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng tham gia bảo hiểm tôm thẻ chân trắng và mô hình hồi quy OLS để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm tôm thẻ chân trắng. Kết quả mô hình Logit cho thấy: trình độ học vấn của chủ hộ cao, diện tích ao nuôi lớn, chủ hộ có tham gia tâp huấn kỹ thuật nuôi, chủ hộ có tham gia tổ cộng đồng thì có nhu cầu tham gia bảo hiểm tôm thẻ chân trắng nhiều hơn, Kết quả mô hình hồi quy OLS cho thấy, nhân tố tuổi, trình độ của chủ hộ càng cao thì họ sẽ sẵn sàng chi trả phí bảo hiểm tôm thẻ chân trắng cao hơn; còn nhân tố diện tích ao nuôi, số người phụ thuộc trong gia đình càng cao thì sẽ chi trả phí bảo hiểm tôm thẻ chân trắng thấp hơn. Như vậy, để bảo hiểm tôm thẻ chân trắng được triển khai thực hiện ở địa phương trong thời gian tới, các doanh nghiệp bảo hiểm cần quan tâm tới đặc điểm và nhu cầu của nông hộ khi thiết kế các sản phẩm bảo hiểm. Trong khi đó, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ về việc thành lập các Tổ cộng đồng/Tổ hợp tác/Hợp tác xã trong nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ đào tạo, tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng để có thể thu hút sự tham gia mua bảo hiểm tôm thẻ chân trắng của người nông dân.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu