Ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) đo lường hành vi mua điện thoại thông minh
Tác giả: Nguyễn Ngọc Duy Phương, Đoàn Lê Thùy DươngTóm tắt:
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nghiên cứu ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM - Technology Acceptance Model) đo lường hành vi mua điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một bằng việc khảo sát 300 khách hàng. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM), lý thuyết marketing hỗn hợp và lý thuyết Kotler về quá trình ra quyết định của khách hàng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng với các kiểm định Cronbachs Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội với công cụ phân tích SPSS 22.0. Kết quả đã xác định 6 yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng đối với điện thoại thông minh, sắp xếp theo thứ tự giảm dần: Cảm nhận sự hữu dụng, ảnh hưởng xã hội, chất lượng, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận giá của sản phẩm và thái độ người mua. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách đến các nhà quản trị nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
- Quyết định chọn lựa chuỗi cửa hàng bán lẻ của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh khi mua điện thoại thông minh
- Ảnh hưởng của các yếu tố đổi mới trên sản phẩm điện thoại thông minh đến sự hài lòng của khách hàng gen Z tại thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên trường đại học kinh tế Nghệ An
- Ảnh hưởng hình ảnh thương hiệu đến quyết định mua sắm điện thoại thông minh của giới trẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Hiệu quả của ứng dụng điện thoại Memrise trong việc học từ vựng của sinh viên chuyên ngữ Tiếng Anh