Kết quả bước đầu về hàm lượng kim loại nặng Cd, Fe, Pb trong nước sông Hồng
Tác giả: Phùng Thị Xuân BìnhTóm tắt:
Ô nhiễm kim loại nặng là mối quan tâm toàn cầu do những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh vật thủy sinh và sức khỏe con người. Sông Hồng chảy qua 9 tỉnh, thành phố và đem lại lợi ích trực tiếp cho hàng chục triệu người dân và các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, sông Hồng đã và đang bị ô nhiễm tại một số khu vực do các tác động của con người. Bài báo này bước đầu đánh giá mức độ ô nhiễm hàm lượng kim loại Cd, Fe và Pb trong môi trường nước hệ thống sông Hồng, đoạn chảy từ Yên Bái đến Hà Nội. So sánh kết quả phân tích với quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A1 cho thấy hàm lượng Fe và Cd trong toàn hệ thống sông Hồng tại đa số các thời điểm ở các trạm quan trắc đều vượt quá giới hạn cho phép từ 1 -16 lần, hàm lượng Pb tại trạm Hòa Bình vào tháng 1/2017 (0,069 mg/1) và trạm Hà Nội vào tháng 8/2017 (0,089 mg/1) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3-5 lần.
- Khoa học và công nghệ phục vụ tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
- Máy tính lượng tử, cơ hội và thách thức đối với an toàn an ninh
- Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính: Giải pháp mới đánh giá năng lực thí sinh
- Nghiên cứu hóa học về lipid và phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam
- Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú