Vai trò của tài phán hành chính với nhiệm vụ bảo vệ công lý ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Nữ, Bùi Thị Thuận Ánh, Nguyễn Hữu Khánh LinhTóm tắt:
“Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Khoản 3, Điều 102 Hiến pháp 2013). Trong thực tiễn quyền con người, quyền công dân có thể bị xâm phạm bởi bất kể cá nhân nào trong xã hội, trong đó có cả cơ quan công quyền thông qua việc ban hành các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính không hợp pháp. Tài phán hành chính là thiết chế quan trọng nhất để kiểm soát quyền lực hành pháp với mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân trả lại cho họ cái mà họ có quyền được hưởng, ngăn chặn nguy cơ một chủ thể khác chiếm đoạt thứ mà không thuộc về họ góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải trước sự xâm phạm của cơ quan công quyền. Trong bài viết này, người viết tập trung phân tích làm rõ vai trò của hoạt động tài phán hành chính đối với việc bảo vệ quyền công dân, bảo vệ công lý, đánh giá một số qui định của pháp luật về thực tiễn thực hiện việc bảo vệ quyền công dân thông qua hoạt động tài phán hành chính. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nâng hiệu quả hoạt động tài phán hiện nay để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý của tòa án.
- Giải pháp nâng cao trình độ cho giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
- Quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở Việt Nam hiện nay
- Tư tưởng của G.W.F. Hegel về sự tha hóa của con người
- Triết học của Michel Serres – từ bản thể luận đến tư tưởng về sinh thái học
- Vấn đề con người trong Nghị quyết 98/2023/QH15, thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh