Thuận lợi, khó khăn và giải pháp khi áp dụng phương pháp phân tích năng lượng vòng đời (LCEA) để đánh giá vòng đời tại công trình nhà ở tại Việt Nam
Tác giả: Lê Đình Linh, Nguyễn Thế QuânTóm tắt:
Đánh giá vòng đời công trình (Life cycle assessment - LCA) là công việc nhằm cung cấp các thông tin cho người ta quyết định xác định được lượng năng lượng cần cung cấp cho công trình, từ đó nhận biết các cơ hội để cải thiện hiệu năng môi trường của công trình tại mọi giai đoạn trong vòng đời của nó, giúp lựa chọn được sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp công trình tiếp cận xu hướng xây dựng bền vững. Đánh giá vòng đời có thể được sử dụng trong suốt các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng, từ thiết kế thi công đến vận hành công trình. Phương pháp phân tích năng lượng vòng đời (Life cycle energy analysis - LCEA) là một phương pháp khá dễ sử dụng, nên được dùng khá phổ biến cho hoạt động này. Bài báo này chỉ ra rằng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc áp dụng LCEA nhằm đánh giá vòng đời công trình xây dựng nói chung và nhà ở nói riêng có những thuận lợi nhất định khi xác định năng lượng hàm chứa ban đầu của tòa nhà, tuy nhiên, để xác định năng lượng hàm chứa ban đầu của tòa nhà, tuy nhiên, để xác định được năng lượng vận hành và năng lượng phá dỡ tòa nhà sẽ tương đối khó khăn. Một số giải pháp để giải quyết các khó khăn đã được chỉ ra, trong đó có giải pháp về áp dụng mô hình thông tin công trình.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển