Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Thương, Phạm Thị Hồng PhươngTóm tắt:
Tiêu dùng bền vững và tiêu dùng xanh là xu hướng tiêu dùng của thế giới. Nghiên cứu này bước đầu điều tra hiện trạng nhận thức và thói quen tiêu dùng xanh như sử dụng năng lượng, xử lý chất thải sinh hoạt của người dân sống tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng khái niệm về tiêu dùng xanh tương đối mới mẻ nhưng đã bắt đầu tiếp cận với người dân (60,8%) người dân đã từng nghe về hành vi tiêu dùng xanh, trong đó 96% người dân hiểu biết về bản chất và ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh). Khảo sát chỉ ra những kết quả tích cực trong hành vi tiết kiệm năng lượng và hoạt động thu gom tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng của người dân trên địa bàn. Đánh giá sự liên quan giữa nhận thức, thói quen tiêu dùng xanh với các yếu tố như giới tính, độ tuổi, thu nhập và trình độ học vấn nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dựa trên mẫu khảo sát 97 người dân tại quận Bắc Từ Liêm, kết quả phân tích độ tin cậy, giá trị của các đo lường chỉ ra mô hình phù hợp với dữ liệu. Trong đó bốn yếu tố xem xét, thì yếu tố giới tính và trình độ nhận thức và thu nhập có ảnh hưởng quan trọng, giải thích cho các hành vi tiêu dùng xanh. Để nâng cao tỷ lệ người dân tiêu dùng bền vững thì không chỉ phụ thuộc vào quyết định của người dân mà còn phụ thuộc rất lớn vào các chương trình tuyên truyền giáo dục và chính sách khuyến khích hỗ trợ của các cơ quan chức năng.
- Hiệu lực của Quyền Hiến định trong lĩnh vực luật tư: Xu thế nghiên cứu trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản