Đánh giá vai trò của đập dâng nước trong việc phát triển kinh tế xã hội khu vực hạ lưu sông Hồng - sông Thái Bình
Tác giả: Vũ Văn Lân, Nguyễn Văn LânTóm tắt:
Suy thoái tài nguyên nước do tác động của con người và biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo dự báo đến năm 2025 nguồn nước của Việt Nam sẽ bị giảm đi khoảng 40 tỷ m3, trong đó lượng nước mùa khô có thể giảm khoảng 13 tỷ m3. Với sức ép về gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng lên về số lượng và đa dạng về chất lượng, mặc dù nhu cầu nước nông nghiệp có xu thế giảm đi, nhưng nước cho duy trì môi trường sinh thái, phát triển các hệ thủy sinh, chăn nuôi, nước cho sinh hoạt và công nghiệp tăng lên sẽ là một áp lực không nhỏ, trong khi xu thế nguồn nước đến từ mưa cũng có xu thế giảm. Vấn đề nghiên cứu dòng chảy mùa kiệt và các giải pháp khoa học công nghệ tương ứng cần phải được chú trọng, đầu tư một cách đúng mức. Do vậy việc đánh giá hiện trạng dòng chảy của hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình và mô phỏng chế độ dòng chảy trong mùa kiệt khi đề xuất xây dựng một số đập ngăn sông nhằm giữ nước ngọt, tăng mực nước dọc sông phục vụ lấy nước cho tưới và các hoạt động kinh tế xã hội khác nhau và giảm xâm nhập mặn ở hạ lưu là rất cần thiết.
- Giảm thiểu ngập úng cho các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững
- Mô hình xử lý chất thải rắn hữu cơ tại nguồn nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu
- Đánh giá tiềm năng sản xuất khí sinh học từ phế phụ phẩm ngành chế biến rau quả tại Việt Nam
- Mô hình khai thác, sử dụng hè phố để phát triển du lịch, kinh tế đô thị bền vững tại Thủ đô Hà Nội
- Giải pháp tái sử dụng tro từ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất gạch không nung phục vụ trong Quân đội ở Việt Nam