Đánh giá vai trò của đập dâng nước trong việc phát triển kinh tế xã hội khu vực hạ lưu sông Hồng - sông Thái Bình
Tác giả: Vũ Văn Lân, Nguyễn Văn LânTóm tắt:
Suy thoái tài nguyên nước do tác động của con người và biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo dự báo đến năm 2025 nguồn nước của Việt Nam sẽ bị giảm đi khoảng 40 tỷ m3, trong đó lượng nước mùa khô có thể giảm khoảng 13 tỷ m3. Với sức ép về gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng lên về số lượng và đa dạng về chất lượng, mặc dù nhu cầu nước nông nghiệp có xu thế giảm đi, nhưng nước cho duy trì môi trường sinh thái, phát triển các hệ thủy sinh, chăn nuôi, nước cho sinh hoạt và công nghiệp tăng lên sẽ là một áp lực không nhỏ, trong khi xu thế nguồn nước đến từ mưa cũng có xu thế giảm. Vấn đề nghiên cứu dòng chảy mùa kiệt và các giải pháp khoa học công nghệ tương ứng cần phải được chú trọng, đầu tư một cách đúng mức. Do vậy việc đánh giá hiện trạng dòng chảy của hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình và mô phỏng chế độ dòng chảy trong mùa kiệt khi đề xuất xây dựng một số đập ngăn sông nhằm giữ nước ngọt, tăng mực nước dọc sông phục vụ lấy nước cho tưới và các hoạt động kinh tế xã hội khác nhau và giảm xâm nhập mặn ở hạ lưu là rất cần thiết.
- Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay
- Chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhìn từ luật quan hệ đối ngoại năm 2023
- Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Trung Đông
- Tương tác quốc tế tại khu vực biên giới đất liền từ góc nhìn của các lý thuyết quan hệ quốc tế
- Phát huy vai trò đối ngoại nhân dân trong nền ngoại giao Việt Nam toàn diện từ nay đến 2030