Nghiên cứu ứng dụng mô hình Marine và Muskingum dự báo thủy văn lưu vực sông Kỳ Lộ tỉnh Phú Yên
Tác giả: Võ Anh Kiệt, Bùi Văn ChanhTóm tắt:
Kỳ Lộ là con sông lớn thứ hai của tỉnh Phú Yên, trải rộng trên hai huyện Đồng Xuân và Tuy An. Diễn biến lũ và ngập lụt rất nghiêm trọng, hàng năm xuất hiện từ 2 đến 3 trận lũ lớn gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trận lũ lịch sử năm 2009 đã xóa sổ một số làng mạc ven sông của huyện Đồng Xuân. Lưu vực sông Kỳ Lộ cũng như các lưu vực sông khác khu vực miền Trung có địa hình dốc, lưu vực sông ngắn nên thời gian lũ lên nhanh, xuống nhanh, dòng chảy mạnh, độ ngập sâu lớn. Ngoài ra đặc điểm thổ nhưỡng, thảm phủ, mưa phân hóa rất mạnh theo không gian. Với đặc điểm như trên, việc ứng dụng mô hình thủy văn thông số tập trung sẽ rất hạn chế do thông số địa hình, thảm phủ, thổ nhưỡng, mưa đã được trung bình hóa. Để nâng cao độ chính xác mô phỏng, năng lực dự báo ở địa phương cần nghiên cứu ứng dụng mô hình mưa dòng chảy, thông số phân bố, đặc biệt là mô hình phân bố vật lý. Loại mô hình này có khả năng mô phỏng, đánh giá tác động của các yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, thảm phủ và mưa chi tiết theo không gian. Dòng chảy sườn dốc được diễn toán bằng mô hình Marine, quá trình lưu lượng tiếp tục được diễn toán bằng mô hình Muskingum. Tác giả đã nghiên cứu xây dựng mô hình Muskingum và tích hợp với mô hình Marine để mô phỏng liên tục quá trình dòng chảy trên lưu vực sông Kỳ Lồ, dự báo cho trại thủy văn Hà Băng. Kết quả dự báo thử trong trận lũ trung tuần tháng 11 năm 2016 cho kết quả tốt, làm cơ sở nâng cao chất lượng dự báo thủy văn cho Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung bộ và Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Phú Yên.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam