Cập nhật chẩn đoán và điều trị táo bón
Tác giả: Hà Văn ThiệuTóm tắt:
Táo bón chức năng là một vấn đề phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới, với tỷ lệ mắc khoảng từ 0,7% đến 29,6%. Khoảng 17%- 40% trẻ em táo bón bắt đầu trong năm đầu đời. Trong những năm đầu đời, một đợt táo bón cấp do thay đổi chế độ ăn uống có thể dẫn đến đi tiêu phân khô và cứng, có thể gây ra tình trạng đau đớn. Táo bón chức năng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn chức năng đường tiểu dưới. Táo bón cũng thường có liên quan đến trào ngược bàng quang niệu quản và nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Điều trị bao gồm các can thiệp hành vi (giáo dục, huấn luyện đi vệ sinh, ghi lại nhật ký) và thuốc nhuận tràng. Ở nhiều quốc gia, polyethylen glycol (PEG) là thuốc nhuận tràng được lựa chọn đầu tiên trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em, cả cho việc điều trị tháo phân và điều trị duy trì. PEG đã nhanh chóng trở thành là thuốc lựa chọn đầu tiên điều trị trẻ em bị táo bón chức năng trên toàn cầu. PEG có hiệu quả cao, an toàn và được trẻ em dung nạp tốt. Các cơ quan hữu quan cần đưa PEG 3350 (Miralax) vào danh sách các loại thuốc thiết yếu càng sớm càng tốt.
- Kết quả điều trị trượt đốt sống đơn tầng vùng thắt lưng – cùng bằng phẫu thuật hàn xương liên thân đốt có sử dụng cảnh báo thần kinh
- Báo cáo 15 trường hợp viêm phổi hoại tử do Staphylococcus Aureus ở trẻ sơ sinh
- Tổn thương thận ở bệnh nhân người lớn mắc viêm mao mạch dị ứng Schonlein – Henoch: Báo cáo hai ca bệnh và nhìn lại y văn
- Loạn sản sợi xương tiến triển: Báo cáo ca bệnh và đối chiếu y văn
- Thực trạng sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại Bình Dương và Kiên Giang