Nghiên cứu hiện tượng trì hoãn tuần hoàn vạt hai cuống mạch trên thỏ
Tác giả: Trương Trí Hữu, Vũ Văn ThứcTóm tắt:
Bài viết đánh giá tác động của hiện tượng trì hoãn trong việc làm thay đổi tuần hoàn trong vạt da. Kết quả số lượng vòng nối trung bình của: nhóm chứng là 0 vòng nối (không có thông nối), của nhóm trì hoãn 7 ngày là 2,3 vòng nối, của nhóm trì hoãn 14 ngày là 4,2 vòng nối, của nhóm 21 ngày là 4,3 vòng nối. Kết quả ở cả 3 thời điểm đều có sự tăng sinh vòng nối ở nhóm trì hoãn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đường kính gốc cuống mạch: Đường kính trung bình cuống mạch nơi gốc vạt (động mạch ngực lưng) ở các nhóm: nhóm chứng là 0,617mm; nhóm trì hoãn 7 ngày là 0,756mm; nhóm trì hoãn 14 ngày là 0,945mm; nhóm trì hoãn 21 ngày là 0,95mm. Kết quả này cho thấy có sự gia tăng đáng kể đường kính cuống mạch của nhóm trì hoãn so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Số lượng tân mạch tại vùng thông nối:Số lượng tân mạch trung bình tại vị trí vòng nối dưới kính hiển vi quang học của nhóm chứng là 4,1 tân mạch, của nhóm trì hoãn 7 ngày là 6,4 tân mạch, của nhóm trì hoãn 14 ngày là 8,8 tân mạch, của nhóm 21 ngày là 8,9 tân mạch. Qua số lượng tân mạch thống kê trên, ở cả 3 thời điểm đều có sự tăng sinh tân mạch ở nhóm trì hoãn so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Kiểm soát giao dịch với người có liên quan theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
- Quyền tự bảo vệ nhãn hiệu trên sàn giao dịch thương mại điện tử và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
- Xác định nơi thành lập của doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới - Thách thức và giải pháp
- Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
- Một số kinh nghiệm của Trung Quốc về tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư