Mối liên quan giữa tình trạng quá mẫn với dị nguyên hô hấp và hen phế quản
Tác giả: Lê Thị Lan Thủy, Nguyễn Văn Đoàn, Hoàng, Thị LâmTóm tắt:
Mục tiêu nghiên cứu là xác định mối liên quan giữa tình trạng quá mẫn với dị nguyên hô hấp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân hen phế quản. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 85 bệnh nhân hen được khám và điều trị tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai sử dụng test lẩy da. Kết quả có thấy test lẩy da dương tính với 4 dị nguyên chiếm tỷ lệ cao nhất (22,35%), trong đó chủ yếu dương tính với dị nguyên bọ Blomia 54,76%; bọ Glycyphagus Domesticus 50,88%; bọ nhà Dermatophagoides Farinae 50%; bọ nhà 49,37%; bọ nhà Dermatophagoides Pteronyssinus 48,81%) và ở nam giới ≤ 40 tuổi (77,27%; 22,73%). Không có sự khác biệt về tỷ lệ test lẩy da với mức độ nặng của cơn hen. Test lẩy da dương tính ở nhóm bệnh nhân hen có tiền sử viêm mũi dị ứng cao hơn nhóm bệnh nhân hen không có tiền sử viêm mũi dị ứng (37,65%; 24,71%). Kết luận: Bệnh nhân hen phế quản có kết quả test lẩy da dương tính nhiều nhất với 4 dị nguyên đường hô hấp, chủ yếu là dị nguyên bọ nhà.
- Chất lượng cuộc sống trẻ hen phế quản và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi trung ương
- Lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng hô hấp của trẻ hen phế quản có ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
- Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng đánh giá kết quả điều trị đợt cấp hen phế quản mạn nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ
- Nghiên cứu hiệu quả của montelukast kết hợp symbicort trong kiểm soát hen phế quản
- Tương quan giữa mức khi nitric oxide trong khí thở ra (FeNO) với điểm kiểm soát hen (asthma control test-ACT) và với các chỉ số hô hấp ký ở bệnh nhân hen đang điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh