Xác định tỷ lệ nhiễm Adenovirus bằng kỹ thuật realtime PCR và một số đặc điểm dịch tễ ở trẻ em điều trị tại bệnh viện nhi Trung Ương
Tác giả: Phùng Thị Bích ThuỷTóm tắt:
Viêm phổi, viêm phế quản phổi và nhiễm virut đường hô hấp cấp là nhóm bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Đặc điểm lâm sàng chung là biểu hiện viêm đường hô hấp kèm theo các triệu chứng riêng biệt đặc trưng do từng virut gây ra. Bệnh do nhiễm Adenovirus là bệnh virut cấp tính với hội chứng lâm sàng đa dạng, các trường hợp viêm phổi do Adenovirus thường nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở trẻ em và người suy giảm miễn dịch. Chính vì vậy nghiên cứu tiến hành với mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm Adenovirus trong năm 2016 ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương và một số đặc điểm dịch tễ của trẻ có nhiễm Adenovirus. Nghiên cứu thưc hiện với 2409 trẻ có độ tuổi từ 1 tháng đến 15 tuổi điều trị tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Nhi Trung ương. Sử dụng kỹ thuật real-time PCR trong việc xác định virut Adenovirus trong mẫu bệnh phẩm dịch hô hấp. Nghiên cứu đã phát hiện 428 trường hợp trẻ dương tính (17,8%). Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là trẻ từ 12 tháng đến 60 tháng (42,52%) trong đó đặc biệt trẻ từ 12 đến 24 tháng chiếm 19,15%. Tỷ lệ dương tính ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ (64,95% so với 35,05%). Mùa hay gặp nhất là mùa thu đông với khí hậu lạnh và ẩm (60,04%). Đề tài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ nhiễm virut Adenovirus chiếm đa số trong mùa thu đông ở nhóm trẻ từ 12 đến 60 tháng. Kỹ thuật real-time PCR phát hiện Adenovirus có giá trị trong chẩn đoán sớm trong bệnh phẩm lâm sàng thực hiện tại bệnh viện.
- Phát hiện mới về rối loạn giấc ngủ REM vô căn và bệnh Parkinson
- Đặc điểm gen KRAS, BRAF, các gen sửa chữa ghép cặp sai (MMR) và tình trạng biểu hiện protein MMR ở người bệnh ung thư đại trực tràng
- Nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện huyện Củ Chi
- Độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Aphasia Rapid Test trong sàng lọc thất ngôn ở người bệnh đột quỵ não
- Đặc điểm hình thái vùng nối dạ dày thực quản trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược