CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Trở về

Chẩn đoán và điều trị lao ruột trên bệnh nhân lao phổi

Tác giả: Quang Văn Trí
Số trang: Tr. 1- 9
Số phát hành: Số 1
Kiểu tài liệu: Báo trực tuyến
Nơi lưu trữ: CSDL điện tử
Mã phân loại: 610
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Từ khóa: Lao phổi, chẩn đoán, điều trị
Tóm tắt:

Xác định chẩn đoán và điều trị lao ruột trên bệnh nhân lao phổi. Kết quả từ 01/2003 đến 12/2006, 48 trường hợp lao ruột trên bệnh nhân lao phổi (41 nam và 7 nữ). Tuổi trung bình là 40,3 tuổi (ranh giới tuổi, 27 - 63). Phần lớn có thời gian khởi bệnh kéo dài trên 1 tháng (89,58%), và đã khám nhiều lần tại khoa ngoại hoặc nội tiêu hóa trước đó. Tất cả trường hợp có rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy và/hoặc táo bón); 64,58% sờ thấy khối u hố chậu phải; 87,5% dấu Koenig dương tính; và 5 trường hợp có lỗ dò ra da vùng hố chậu phải. Đa số (75%) có các triệu chứng hô hấp (ho, đau ngực...). Ngoài ra, trên X-quang khung đại tràng có cản quang, chủ yếu là tổn thương lao vùng hồi - manh tràng (87,5%), thường gặp các dấu hiệu Stierlin, hình ảnh hẹp hoặc loét thành ruột. Siêu âm bụng cũng cho thấy hình ảnh phì đại hồi - manh tràng, khối u hố chậu phải và hạch ổ bụng (87,5%; 70,33% và 35,42%). Qua nội soi khung đại tràng phát hiện các sang thương đại thể: dạng loét thành ruột là 31,25%; dạng phì đại, xơ sẹo là 35,42%; và dạng phì đại, xơ sẹo kèm loét là 33,33%. Về kết quả giải phẫu bệnh lý, 58,33% là sang thương lao. Có 9,09% soi AFB dương tính và 40,91% cấy BK dương tính trong phân. Mặc khác, 48 trường hợp đều có sang thương trên X-quang phổi, chủ yếu là dạng thâm nhiễm (77,08%), một bên nhiều hơn hai bên (70,83% so với 29,17%). Soi AFB/đàm dương tính thấp (12,5%); phản ứng lao tố trong da dương tính mạnh (81,25%); số lượng bạch cầu tăng (56,25%); và tốc độ lắng máu tăng trung bình. Sau 6 - 9 tháng điều trị lao, tất cả các trường hợp đều được điều trị thành công.

Tạp chí liên quan