Hiệu quả chương trình giám sát và huấn luyện rửa tay cho nhân viên y tế bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Thị Thu Sương, Ngô Thị Minh DiệuTóm tắt:
Đánh giá hiệu quả của chương trình giám sát và chương trình huấn luyện rửa tay cho nhân viên y tế bệnh viện Nhi Đồng 2. Kết quả tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung tại bệnh viện Nhi Đồng 2 tăng từ 55,3% (2013), 72,1% (2016), 73% (2017). Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay (VST) của ĐD – KTV cao nhất và tăng từ 62,8% (2013), 71,2% (2016), 76,7% (2017); với Bác sĩ là 45,8% (2013), 65,3% (2016), 68,8% (2017). Hộ lý là nhóm đối tượng có tỉ lệ VST thấp nhất, tuy nhiên tỉ lệ này vẫn tăng hàng năm (38,1% (2013), 54,5% (2016), 68,4% (2017) Tỉ lệ tuân thủ VST của nhân viên y tế (NVYT) cao hơn ở các khoa có cường độ làm việc cao Trong 5 thời điểm rửa tay theo khuyến cáo của WHO thì thời điểm sau khi phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể có tỉ lệ tuân thủ VST cao nhất, thời điểm sau khi tiếp xúc các môi trường xung quanh bệnh nhân ít được chú ý nhất.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển