Phát triển doanh nghiệp xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
Tác giả: Đặng Thành Lê, Khoa Anh ThắngTóm tắt:
Doanh nghiệp xã hội là mô hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu phục vụ cộng đồng, do đó đây là một mô hình tốt giúp Nhà nước giảm gánh nặng trong việc giải quyểt các vấn đề xã hội môi trường. Tại Việt Nam, mô hình doanh nghiệp này hiện khá phong phú, hoạt động khá năng động, và đang có xu hướng ngày càng phát triển. Mặc dù đã được công nhận chính thức bởi Luật Doanh nghiệp 2014, chính sách thúc đẩy loại hình doanh nghiệp này còn chưa hoàn thiện. Để góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, bài viết này tập trung xem xét kinh nghiệm quốc tế để rút ra bài học chính sách, đánh giá khái quát thực trạng phát triển của doanh nghiệp xã hội Việt Nam, rà soát chính sách hiện tại của chính phủ Việt Nam giành cho doanh nghiệp xã hội. Từ đó, bài viết đề xuất một số hướng hoàn thiện chính sách của Việt Nam đối với doanh nghiệp xã hội thời gian tới, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường cũng như quá trình phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam trong thời gian tới.
- Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập
- Vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị
- Thực trạng và giải pháp thúc đẩy sắp xếp, xử lý nhà, đất của các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước
- Thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh và một số đề xuất, kiến nghị
- Thực trạng và giải pháp hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 của TP. Hà Nội