Khảo sát hoạt tính β-glucosidase từ cổ khuẩn siêu chịu nhiệt Pyrococus furiosus để ứng dụng trong sản xuất isoflavone từ đậu nành
Tác giả: Đinh Nguyễn Tấn Hòa, Hoàng Trọng Minh Quân, Phan Hoàng Mỹ Linh, Nguyễn Thị Bạch HuệTóm tắt:
Isoflavone là một nhóm hợp chất polyphenol được tìm thấy với nồng độ cao trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành. Tuy nhiên, hầu hết trong số chúng được hấp thụ thấp trong dạ dày vì ở dạng glycosyl hóa, một hoặc nhiều phân tử đường gắn với vòng thơm hoặc nhóm hydroxyl của isoflavone. Việc giải phóng các phân tử đường này từ dạng glycoside sang dạng aglycone sẽ giúp isoflavone được hấp thụ tốt và tăng các hoạt tính sinh học tiềm năng như: khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol và hoạt tính tương tự như hoocmon estrogen. Quá trình này cần sự xúc tác của enzym β-glucosidase từ cổ khuẩn Pyrococus furiosus. Gen celB mã hóa β-glucosidase được biểu hiện dưới dạng hòa tan trong tế bào chủ E. coli nhờ dung hợp với đuôi Glutathione-S-tranferase (GST), chiếm 17,05% tổng protein tan nội bào trước tinh chế và đạt 57,5% sau tinh chế. Hoạt tính của enzym đối với cơ chất 4-nitrophenul- β-D-glucopyranoside (pNPG) được tối ưu ở 100 độ C, pH 5,0; hoạt tính riêng 164,44 U.mg^-1; giá trị Km, Vmax, Kcat lần lượt ghi nhận là 0,088 mM, 332,27 U.mg^-1.min^-1 và 446,9 s^-1. Việc dung hợp GST không ảnh hưởng đến khả năng chịu nhiệt. Khảo sát thành công hoạt tính enzym đối với các hợp chất glycoside từ đậu nành, hầu hết genistin và đaizin chuyển đổi thành các dạng aglycone tương ứng là genistein và daidzein.
- Thực trạng người mang vi khuẩn đường ruột kháng Carbapenem ở bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
- Mức độ đề kháng và tỉ lệ vi khuẩn dai dẳng với colistin của các chủng Klebsiella pneumoniae
- Xây dựng quy trình giải trình tự hệ gen Clostridium botulinum ứng dụng định danh và phân loại vi khuẩn, độc tố vi khuẩn trong mẫu môi trường
- Nghiên cứu khảo sát một số kháng thể phát hiện vi khuẩn bệnh than Bacillus anthracis
- Nghiên cứu phân lập chủng vi khuẩn biển có khả năng phân hủy polyvinyl chloride