Phân rã thương mại nội ngành trong ngành da giày giữa Việt Nam và Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Bình DươngTóm tắt:
Ngành da giày là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, góp phần tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Mặc dù là ngành xuất khẩu mũi nhọn, trên thị trường nội địa Việt Nam, phần lớn giày dép được nhập khẩu từ Trung Quốc. Bài viết này nhằm nghiên cứu thương mại nội ngành ngành da giày của Việt Nam và Trung Quốc, và thực hiện phân rã thương mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang. Thông qua việc phân tích chỉ số thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT) và thương mại nội ngành theo chiều dọc (VIIT) cho ngành da giày, trong các mặt hàng cơ bản theo tiêu chuẩn Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn, bản sửa đổi lần thứ 3 (SITC-Rev 3), kết quả cho thấy phần lớn thương mại nội ngành trong ngành da giày giữa Việt Nam và Trung Quốc là thương mại nội ngành theo chiều dọc. Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc ở một số sản phẩm như giày mũ các loại, và da trâu thuộc. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nguyên vật liệu đầu vào, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc. Phần cuối của bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách để Việt Nam vượt qua các thách thức nhằm phát triển ngành da giày hơn nữa trong tương lai.
- Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU/
- Thương mại đầu tư của Trung Quốc với thị trường Châu Phi và bài học rút ra cho Việt Nam
- Quan hệ kinh tế Việt Nam – UAE: Thực trạng và triển vọng khi ký kết hiệp định kinh tế toàn diện (CEPT)
- Bản chất lợi ích thương mại
- Thương mại Việt Nam với Asean : thực trạng, vấn đề và giải pháp