Giới hạn hàm lượng cốt thép trong kết cấu BTCT chịu uốn theo TCVN 5574:2018
Tác giả: TS. Nguyễn Ngọc BáTóm tắt:
Tiêu chuẩn Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép TCVN 5574:2018 (ban hành 2018) đã có nội dung mới về quan hệ ứng suất-biến dạng của bê tông và cốt thép mà tiêu chuẩn cũ không đề cập tới. Từ mối quan hệ này và các quy định của tiêu chuẩn, bài báo đã thiết lập giới hạn hàm lượng cốt thép chịu kéo lớn nhất đối với tiết diện chịu uốn đặt cốt đơn, cũng như giới hạn hàm lượng cốt thép chịu kéo nhỏ nhất đảm bảo cốt thép không bị kéo đứt trước khi đạt tới trạng thái giới hạn bền theo tính toán. Do một số phần mềm kết cấu hiện nay không tự động xử lý các giới hạn nêu trên nên các bảng tra được thiết lập ở bài báo này sẽ hữu ích trong việc lựa chọn bố trí cốt thép cho cấu kiện chịu uốn phù hợp, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.
- Khả năng kháng chọc thủng của liên kết sàn phẳng bê tông cốt thép - cột ống thép nhồi bê tông theo aci 318-14 và eurocode 2
- Nghiên cứu xác định ứng suất cắt lớn nhất ở tầng mặt bê tông nhựa trong kết cấu áo đường mềm bằng phương pháp phần tử hữu hạn
- Nghiên cứu dao động kết cấu nhịp cầu dầm đơn giản sử dụng vật liệu bê tông chất lượng siêu cao (UHPC)
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ số khuếch đại đến ứng xử chịu xoắn thuần túy của dầm hộp bê tông cốt thép
- Nghiên cứu dao động kết cấu nhịp cầu dầm đơn giản sử dụng vật liệu bê tông chất lượng siêu cao (UHPC)