Vấn đề "biết chữ" ở Việt Nam: Suy nghĩ từ số liệu khảo sát thực tế ở tỉnh dân tộc miền núi Điện Biên
Tác giả: Trần Trí DõiTóm tắt:
Theo số liệu công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ "biết chữ (Literacy)" ở Việt Nam hiện nay (thời điểm tháng 1 năm 2016) từ lứa tuổi 15 đến 50 là 97,3 phần trăm; do đó, tỷ lệ mù chữ (Illiteracy)" chỉ giới hạn ở mức 02,7 phần trăm. Tuy nhiên, con số khảo sát trên thực địa thu được khi nghiên cứu tại tỉnh Điện Biên (một tỉnh miền núi dân tộc thiểu số), tỉ lệ "mù chữ" lại lơn hơn rất nhiều. Cụ thể, nếu tính chung từ 06 tuổi trở lên trên địa bàn ấy, tỷ lệ "mù chữ" sẽ là 43,9 phần trăm; còn độ tuổi từ 18 - 55 (nữ)/60 (nam) thì tỉ lệ "mù chữ" 47,5 phần trăm. Như vậy, mức độ chênh lệch với tỉ lệ bình quân giữa số liệu chính thức trên phạm vi cả nước và số liệu khảo sát trên thực tế ở một địa bàn cụ thể có thể ở mức quá cao. Từ thực trạng nói trên, bài viết trình bày một vài suy nghĩ liên quan đến sự chênh lệch giữa hai tỉ lệ "mù chữ" chính thức trên phạm vị quốc gia và ở một địa phương cụ thể. Đồng thời, qua tỉ lệ "mù chữ" thực tế ở một địa bàn dân tộc miền núi đã được khảo sát, bài viết cũng nêu ra những ảnh hưởng hay tác động của nó trong phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam để hội nhập quốc tế hiện nay.
- Hình ảnh điểm đến ảnh hưởng đến ý định quay trở lại tỉnh Bình Thuận của du khách nội địa
- Các yếu tố tác động đến hiệu quả xanh của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Phương tiện truyền thông xã hội và hiệu quả thu hút khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Tác động của tính bất định đến tính không minh bạch của ngân hàng thương mại Việt Nam
- Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và giá trị doanh nghiệp