Hoạt động ngân hàng ngầm tại Việt Nam – Quy định pháp luật, thực trạng và đề xuất nhằm bảo đảm an toàn hệ thống
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh TúTóm tắt:
Hoạt động ngân hàng ngầm được hiểu là những giao dịch mang tính chất ngân hàng do các định chế tài chính thực hiện nhưng chưa nằm trong quy chế ngân hàng. Đây là hoạt động chứa đựng rủi ro lớn, được coi là nguyên nhân của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008. Hoạt động ngân hàng ngầm đã hiện diện tại Việt Nam dưới hoạt động của các ngân hàng thương mại, công ti chứng khoán, qua hoạt động khác như hiệu cầm đồ, hụi, họ, biêu, phường và các công ti tài chính “đen”. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam hiện nay đã cơ bản tạo lập được cơ sở quản lí hoạt động mang tính chất ngân hàng ngầm, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hệ thống cần thiết phải đẩy mạnh hiệu quả áp dụng pháp luật và đổi mới cơ chế thanh tra, kiểm soát hệ thống tài chính nói chung và trong từng nhóm hoạt động ngân hàng ngầm nói riêng.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính