Suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ nhẹ: Một trường hợp lâm sàng
Tác giả: Phan Mỹ HạnhTóm tắt:
Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) và sa sút trí tuệ giai đoạn nhẹ (MD) là những vấn đề thường gặp ở người cao tuổi. Các bác sĩ gia đình chính là người đầu tiên tiếp xúc hầu hết các bệnh nhân với những rối loạn này và cần phải làm quen với chẩn đoán, tiên lượng và quản lý bệnh nhân. Cả hai MCI và Md đều có bằng chứng khách quan về suy giảm nhận thức. Sự khác biệt chính giữa MCI và MD là ở giai đoạn sau, có liên quan nhiều hơn một lĩnh vực nhận thức và gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sông hàng ngày. Chẩn đoán MCI và MD chủ yếu dựa vào bệnh sử và kiểm tra nhận thức. Tiên lượng về MCI và MD là động lực quan trọng để chẩn đoán, khi cả hai, đều có nguy cơ cao về suy giảm nhận thức hơn nữa. Nguyên nhân của MCI và MD thường có thể được thiết lập thông qua khám lâm sàng mặc dù cũng cần hình ảnh học và các xét nghiệm khác. Ngoài bệnh Alzheimer (AD) là nguyên nhân phổ biến nhất của cả hai MCI và MD, bệnh lý mạch máu não và bệnh thể Lewy cũng có vai trò quan trọng. Điều trị bằng thuốc có giá trị khiêm tốn trong AD giai đoạn nhẹ và không có thuốc nào được chấp thuận cho điều trị MCI do bất kỳ nguyên nhân nào. Tuy nhiên, suy giảm nhận thức mới bắt đầu là một triệu chứng đáng lo ngại cho cả bệnh nhân và gia đình và cần phải có câu trả lời và lời khuyên của bác sĩ. Nếu bệnh nhân không thể tự uống thuốc và gặp khó khăn trong quản lý tài chính hoặc ở chuyển độc lập, chẩn đoán và điều trị là cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của bệnh nhân.
- Phát hiện mới về rối loạn giấc ngủ REM vô căn và bệnh Parkinson
- Đặc điểm gen KRAS, BRAF, các gen sửa chữa ghép cặp sai (MMR) và tình trạng biểu hiện protein MMR ở người bệnh ung thư đại trực tràng
- Nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện huyện Củ Chi
- Độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Aphasia Rapid Test trong sàng lọc thất ngôn ở người bệnh đột quỵ não
- Đặc điểm hình thái vùng nối dạ dày thực quản trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược