CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Trở về

Một số giống Tràm trà giàu Terpinen-4-ol có triển vọng trên một số lập địa tại miền Bắc Việt Nam

Tác giả: Lê Đình Khả, Nguyễn Thị Thanh Hường, Nguyễn Văn Dư, K.Pinyopusarek
Số trang: Tr. 42 - 47
Tên tạp chí: Khoa học Công nghệ Việt Nam - B
Số phát hành: Số 9 (Tập 60)
Kiểu tài liệu: Tạp chí trong nước
Nơi lưu trữ: 03 Quang Trung
Mã phân loại: 615
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Từ khóa: Khảo nghiệm dòng vô tính, khảo nghiệm hậu thế, tinh dầu tràm, Tràm trà
Chủ đề: Tinh dầu Tràm
Tóm tắt:

Khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính Tràm trà (Melaleuca alternifolia) giàu terpinen-4-ol nhập từ Australia được tiến hành tại Ba Vì (Hà Nội) và Phú Lộc (Thừa Thiên - Huê). Kết quả khảo nghiệm cho thấy sau hơn 2 năm trồng (cây hơn 2 tuổi): i) Tại Ba Vì, các giống có triển vọng là A6, A9 và A10 thuộc xuất xứ Candole State Forest bang New South Wales (tỷ lệ sống 96,7-97,8%, hàm lượng tinh dầu lá tươi 2,61%, tỷ lệ terpinen-4-ol ≥40%); các dòng vô tính A37.217, A32.23, A38.317, A26.218 và A38.39 (tỷ lệ sống 82,5-92,5%, hàm lượng tinh dầu lá tươi 3,06-3,87%, tỷ lệ terpinen-4-ol 40-43%, tỷ lệ limonene <1%, tỷ lệ 1,8-cineole <2,5%); ii) Tại Phú Lộc, giống có triển vọng là dòng vô tính A26.218 xuất xứ Candole (tỷ lệ sống 76,7%, hàm lượng tinh dầu lá tươi 4,05%, tỷ lệ terpinen-4-ol >40%, tỷ lệ limonene và tỷ lệ 1,8-cineole <1%); iii) Giống đối chứng A38 là giống có triển vọng tại Ba Vì và Phú Lộc (tỷ lệ sống tương đối cao, sinh trưởng tốt, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao và ổn định - đây là giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận); iv) Tràm trà trồng tại Phú Lộc có tỷ lệ sống tương đối thấp, sinh trưởng chậm hơn so với trồng tại Ba Vì, cần có biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc thích hợp.

Tạp chí liên quan