Sự phá vỡ cấu trúc và tính ổn định của hàm cầu tiền Việt Nam
Tác giả: Phạm Đình Long, Bùi Quang HiểnTóm tắt:
Sau một thập kỷ kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã dần điều chỉnh các yếu tố vĩ mô vào quỹ đạo ổn định. Bài viết nghiên cứu sự phá vỡ cấu trúc và tính ổn định của hàm cầu tiền ở Việt Nam giai đoạn từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 11 năm 2017. Bằng các mô hình phân phối trễ tự hồi quy, vector tự quy, và đồng liên kết hiệu chỉnh toàn phần bình phương nhỏ nhất, kết quả cho thấy sự không ổn định của hàm cầu tiền khi xét cho toàn mẫu nghiên cứu. Với cầu tiền hẹp (M1), sự ổn định của hàm cầu tiền trước và sau khủng hoảng được xác nhận tồn tại không chỉ thông qua kiểm định tổng tích lũy của phần dư (Cumulative Sum of Recursive Residuals - CUSUM) và CUSUM bình phương mà còn vượt qua các bài kiểm tra khác như Lc, MeanF, SupF, Eigenvalue fluctuation, và Nyblom. Sự phá vỡ cấu trúc từ cuộc khủng hoảng 2008 chưa thể kết luận có ảnh hưởng đến cầu tiền rộng (M2).
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính