Tự chủ đại học ở Việt Nam : thực trạng và giải pháp
Tác giả: Phạm Thị Huyền, Lê Trung ThànhTóm tắt:
Tự chủ đại học trở thành xu hướng tất yếu hiện nay. Đã có nhiều văn bản, chính sách nhằm thúc đẩy quá trình tự chủ của các cơ sở giáo dục công lập. Đặc biệt Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/10/2014 về “Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017” được xem là bước đột phá cho tiến trình tự chủ hóa các cơ sở giáo dục công lập. Sau 3 năm thực hiện, các cơ sở giáo dục được giao thí điểm đã có những đánh giá tích cực về chủ trương đúng đắn này. Tuy nhiên, do chính sách chưa đồng bộ và sự vào cuộc chưa thực sự mạnh mẽ của các cơ quan có liên quan, việc áp dụng còn nhiều vướng mắc. Kết quả nghiên cứu với các trường đã được giao tự chủ cho thấy những nội dung chính sách cần thay đổi, từ Luật Giáo dục đại học, các thông tư, hướng dẫn liên quan tới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc đồng bộ hóa chính sách là hết sức cần thiết để các cơ sở giáo dục đại học công lập thực sự tự chủ, nâng tầm giáo dục đại học ở Việt Nam và giảm gánh nặng ngân sách nhà nước cho giáo dục.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam