Kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng năm 2018
Tác giả: Trần Thọ Đạt, Tô Trung ThànhTóm tắt:
Năm 2017, trong bối cảnh ngành công nghiệp khai khoáng suy giảm manh và nhập siêu tiếp tục gia tăng, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn để có thể đạt kế hoạch tăng trưởng dự kiến 6,7%. Động lực tăng trưởng chủ yếu về phía sản xuất là từ vai trò của khu vực FDI và xu hướng gia tăng vượt trội của ngành dịch vụ, từ phía cầu là từ nhu cầu chi tiêu nội địa được cải thiện. Các biến số vĩ mô khác như lạm phát thấp và tỷ giá ổn định được ghi nhận. Tuy vậy, nền kinh tế tiếp tục đối diện với những vấn đề đã tồn tại từ nhiều năm trước nhưng chưa được giải quyết, như mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp, dư địa chính sách bị thu hẹp, rủi ro tài chính và rủi ro nợ công vẫn chưa giảm bớt,... Trong năm 2018 và những năm sắp tới, Chính phủ cần chuyển hướng mạnh sang chính sách trọng cung, tăng năng lực sản xuất và gia tăng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính