Mô hình Cánh đồng lớn: Hiệu quả về kinh tế- xã hội - môi trường và gợi ý chính sách cho phát triển bền vững
Tác giả: Đinh Phi Hổ, Quách Thị Minh TrangTóm tắt:
Mô hình Cánh đồng lớn được quan tâm trong thực tiễn vì đã đem lại những kết quả lợi nhuận, thu nhập hơn hẳn sản xuất cá thể. Tìm hiểu hiệu quả về kinh tế - xã hội – môi trường của mô hình Cánh đồng lớn so với mô hình sản xuất hộ truyền thống là những thách thức đối với các nhà nghiên cứu và những nhà chính sách ở Việt Nam. Dựa vào khung lý thuyết kinh tế học và thực tiễn Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kiểm định trung bình mẫu độc lập (Independent Sample T-test) và kiểm định Chi bình phương (Chi- square tests) nhằm đánh giá hiệu quả mô hình Cánh đồng lớn. Nghiên cứu tiến hành điều tra trực tiếp 520 hộ nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, 260 hộ nông dân có tham gia và 260 hộ nông dân không tham gia cánh đồng lớn. Kết quả cho thấy hộ nông dân tham gia cánh đồng lớn có hiệu quả về kinh tế - xã hội – môi trường hơn hộ nông dân không tham gia cánh đồng lớn.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại các tinh phía Đông vùng đồng bằng Sông Cửu Long
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa vùng đồng bằng Sông Cửu Long
- Phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng cho Đồng bằng sông Cửu Long : trường hợp thành phố Cần Thơ
- Giải pháp phát triển thị trường trái cam hữu cơ tại đồng bằng sông Cửu Long
- Đa dạng hóa sinh kế và nghèo đói ở vùng bị xâm nhập mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long