Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với công nghiệp Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Thúy, Đỗ Anh ĐứcTóm tắt:
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4) được nhắc tới lần đầu trong cuốn Cách mạng công nghiệp lần thứ tư xuất bản đầu năm 2016 của Giáo sư Klaus Schwap, nhà sáng lập và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Theo Schwap, chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng với những công nghệ mới sẽ làm thay đổi căn bản hệ thống sản xuất toàn cầu, thay đổi hoàn toàn cách con người sống, làm việc, và kết nối với người khác. Cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh chưa từng thấy từ trước tới nay. Vậy đặc điểm của cuộc CMCN4 này là gì? các công nghệ mới là gì? chúng sẽ có tác động như thế nào đến công nghiệp toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng? Bài viết này đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên, đồng thời đề xuất một số định hướng chính sách về phát triển công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đang diễn ra cuộc CMCN4.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển