Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất nước cốt bần ở huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng
Tác giả: Đinh Phi Hổ & Nguyễn Văn HoàTóm tắt:
Huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng có diện tích cây bần tự nhiên trên 1.600 ha; đây là nguồn nguyên liệu có thể khai thác, thu gom hàng trăm tấn bần chín mỗi năm. Hiện nay, địa phương đang phát triển sản phẩm chế biến từ trái bần (nước cốt bần) nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân và người lao động. Tác giả điều tra 120 hộ gia đình ở 4 xã của huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng trong năm 2013, và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm nhận diện bản chất các mối quan hệ trên. Kết quả cho thấy thu nhập của hộ sản xuất nước cốt bần phụ thuộc vào: (1) Kiến thức công nghiệp; (2) Chi phí sản xuất; (3) Vốn vay ngân hàng, và (4) Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu