Cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam
Tác giả: Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Thị Mỹ PhượngTóm tắt:
Bài viết tập trung nghiên cứu cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ (KHTT) tại Việt Nam. Bằng phương pháp chỉ số áp lực thị trường ngoại hối, nghiên cứu xác định Việt Nam có dấu hiệu căng thẳng tiền tệ trong giai đoạn 2008-2011. Thông qua ba mô hình Signal, Logit và BMA nghiên cứu đã chỉ ra 9 chỉ số kinh tế vĩ mô hiệu quả nhất có khả năng cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam (gồm độ lệch tỷ giá thực, chỉ số đổ vỡ khu vực ngân hàng, chênh lệch lãi suất trong nước so với lãi suất của Mỹ, xuất khẩu, M2/dự trữ ngoại hối, dự trữ ngoại hối, tiền gửi ngân hàng, chỉ số giá chứng khoán tổng hợp và số nhân M2) và tính toán chuỗi xác suất cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ cho Việt Nam trong giai đoạn 2002-2015. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị trong điều hành vĩ mô để loại bỏ các nguy cơ có thể xảy ra khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam trong tương lai.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính