Ảnh hưởng của độ nhám bề mặt vữa trát lên tốc độ cáu bẩn do vi tảo Klebsormidium flaccidum gây ra
Tác giả: Trần Thu HiềnTóm tắt:
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ nhám bề mặt vật liệu vữa lên tốc độ bao phủ bề mặt của nó bởi vi tảo. Một hệ thống thực nghiệm mô phỏng dòng chảy nước mưa cho phép tưới định kỳ dung dịch chứa vi tảo lên bề mặt mẫu được lắp đặt. Vi tảo Klebsormidium flaccidum được lựa chọn do tính chất phổ biến và dễ nuôi cấy. Hai phương pháp là đo màu sắc và phân tích hình ảnh đã được sử dụng để đánh giá quá trình phát triển của vi tảo. Hai phương pháp này cho kết quả hoàn toàn đồng nhất. Bề mặt vật liệu có độ nhám lớn chứa nhiều điểm gồ ghề, tạo điều kiện cho vi sinh vật dễ dàng bám lại, do đó tốc độ bao phủ của vi tảo càng nhanh. Ngoài ra, khi hoàn thiện vữa trát bề mặt tường cần lưu ý: sự tăng nhẹ của độ nhám có thể làm tăng vọt độ nhạy của vật liệu đối với vi sinh vật.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam