Nhìn lại văn học Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII – XIX trong hành trình văn học Trung đại
Tác giả: Nguyễn Thị Việt HằngTóm tắt:
Thời kỳ trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến thể kỷ XIX, văn học Phật giáo luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các quan niệm, tư tưởng của người cầm bút. Bên cạnh giai đoạn phát triển cực thịnh ở thời Lý – Trần, các giai đoạn sau văn học Phật giáo vẫn tiếp tục hành trình của nó với những bước thăng trầm nhất định. Tuy nhiên, giới nghiên cứu từ lâu dường như mặc định dành cho văn học thời Lý – Trần sự quan tâm đặc biệt với số lượng các công trình khoa học khá dày dặn, còn các giai đoạn khác vì nhiều lý do mà tình hình có vẻ ảm đạm hơn. Điều đó cho thấy cần có cái nhìn thật sự xác đáng cho văn học giai đoạn sau trong hành trình phát triển của văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại, trong đó có giai đoạn thế kỷ XVII – XIX.
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản
- Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động tái hiện để tả người
- Ngôn ngữ trong thơ Trần Hùng (qua tập Mắt mắt khuya từng đàn)