Đánh giá ổn định mái dốc đất có xét đến quá trình biến dạng lâu dài của nền đất sét pha
Tác giả: Phạm Kiên, Trần Văn ThiệnTóm tắt:
Sự ổn định của mái dốc đất là vấn đề quan tâm lớn trong xây dựng công trình và khai thác, đặc biệt tại khu vực miền núi Tây Nguyên. Khu vực này có đất nền chủ yếu là sét pha mang đặc tính dính nhão của sét kết hợp tính cứng của cát. Sạt trượt mái dốc bao gồm mái dốc tự nhiên và cả mái dốc nhân tạo (công trình xây dựng) là hiện tượng phổ biến ở khu vực này trong mùa mưa. Do đó, bài báo thực hiện xây dựng bài toán mô phỏng đánh giá sự ổn định của mái dốc tự nhiên chịu tác động của tải trọng bản thân và yếu tố thời tiết trong thời gian dài. Thông qua các thông số biến dạng chủ yếu quyết định đến độ ổn định là mô-đun biến dạng, lực dính c và góc ma sát trong φ của đất sét pha, sau đó hệ số an toàn FS được tính toán để đảm bảo tính hợp lý của bài toán khi đánh giá ổn định mái dốc. Kết quả cho thấy, đất sét pha sau mưa có sự suy giảm lực dính đơn vị c và góc ma sát trong φ, cùng với sự suy giảm hệ số an toàn FS, dẫn đến nguy cơ mất ổn định mái dốc.
- Mô phỏng số ứng xử của tấm bê tông dưới tác động của tia nước tốc độ cao
- Mô đun đàn hồi của bê tông
- Xác định khả năng chịu lực của khung thép tiền chế một tầng trong điều kiện chịu lửa theo phương pháp lý thuyết và mô phỏng số
- Ảnh hưởng của các tham số đến độ cứng xoay của liên kết mặt bích giữa dầm và bản bụng cột
- Ứng dụng thuật toán RDMO trong thiết kế đa mục tiêu của giàn thép