Tổng hợp và phân tích đường cong tích phân nhiệt phát quang của LiAlO2
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà, Trịnh Văn Giáp, Bùi Đức KỳTóm tắt:
Chế tạo vật liệu LiAlO2 bằng phương pháp sol-gel kết hợp với một loại axit hữu cơ (ethylene diamine tetraacetic acid - EDTA) đã được thực hiện. Nghiên cứu, đánh giá cấu trúc tinh thể và hình thái học của vật liệu LiAlO2 sau khi chế tạo bằng kỹ thuật nhiễu xạ tia X (XRD) và kính hiển vi điện tử quét (SEM). Phân tích, đánh giá đường cong tích phân nhiệt phát quang của vật liệu LiAlO2 bằng phương pháp giải chập áp dụng các mô hình động học bậc 1, bậc 2 và bậc tổng quát. Vật liệu LiAlO2 có cấu trúc đơn pha gamma khi được nung ở nhiệt độ từ 900oC. Đường cong tích phân nhiệt phát quang của vật liệu LiAlO2 bao gồm hai đỉnh ở nhiệt độ 136 và 248oC, đỉnh 248oC được chọn làm đỉnh đo liều. Tinh thể γ-LiAlO2 đơn pha gamma được chế tạo thành công bằng phương pháp sol-gel kết hợp với EDTA. Điều kiện tối ưu để thu được tinh thể LiAlO2 đơn pha gamma là nhiệt độ thiêu từ 9000C trong thời gian 4 giờ với các hằng số mạng và tỷ trọng được xác định lần lượt là: a=5,16870 Å, c=6,26790 Å, và δ=2,615 g/cm³. Đường cong tích phân nhiệt phát quang của LiAlO2 được phân tích bằng phương pháp giải chập cho thấy sự phù hợp cao nhất với mô hình bậc tổng quát, với hệ số làm khớp FOM=1,08×10-2 và bậc động học b=1,79.
- Nghiên cứu tận dụng phụ phẩm củ gai xanh (Boehmeria nivea) trong ngành sợi và đánh giá độ an toàn của sản phẩm
- Tổng quan về đặc điểm bùn đỏ Bayer và tiến trình nghiên cứu xử lý bùn đỏ trên thế giới, định hướng cho bauxit Việt Nam
- Nghiên cứu thực nghiệm về đường cong Kuznets môi trường trong giảm phát thải ở Trung Quốc
- Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn REDD+ Việt Nam : hiện trạng và nhu cầu cập nhật trong bối cảnh chuyển đổi số
- Kinh nghiệm của một số nước trong xây dựng khung pháp lý về tăng trưởng xanh và bài học cho Việt Nam