Xác định hàm lượng các nguyên tố kim loại trong mô thịt của một số loài cá phổ biến vùng cửa sông Bạch Đằng, Hải Phòng
Nhóm Tác giả: Phạm Thị Kha, Vũ Mạnh Hùng, Lê Văn Nam, Cao Thị Thu Trang, Trần Mạnh HàTóm tắt:
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về hàm lượng các kim loại magie (Mg), sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), Mangan (Mn), Asen (As), Cadimi (Cd), thủy ngân (Hg) trong 3 loài cá phổ biến ở khu vực: cá trích bầu (Escualosa thoracata), lành canh đuôi phượng (Coilia mystus) và đối mục (Mugil cephalus) trong đợt thu mẫu năm 2020 tại vùng cửa sông Bạch Đằng - Hải Phòng. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng các nguyên tố kim loại trong mẫu cá dao động như sau: Mg: 854,19-1718,01 mg/kg khô; Fe: 32,60-167,89 mg/kg khô; Zn: 26,33-108,47 mg/kg khô; Mn: 0,92-25,46 mg/kg khô; Cu: 1,63-9,33 mg/kg khô; As: 0,56-13,11 mg/kg khô; Hg: 0,00-0,40 mg/kg khô; Cd: 0,01-0,10 mg/kg khô. Hàm lượng các nguyên tố kim loại trong 3 loài cá khu vực nằm trong giới hạn theo QCVN 8-2:2011/BYT đồng thời cũng thuộc giới hạn của Ủy ban châu Âu 2006 và giới hạn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc/Tổ chức Y tế thế giới (FAO/WHO) (1989). Các mẫu nghiên cứu chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa Fe-Cu, Zn-Cu, Hg-Cd. Cá lành canh đuôi phượng tích lũy nồng độ cao của Mn, Mg, Hg, Cd; cá trích bầu tích lũy nồng độ cao của Fe, Zn, Cu; cá đối mục tích tụ hàm lượng thấp kim loại As.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính