Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ số khuếch đại đến ứng xử chịu xoắn thuần túy của dầm hộp bê tông cốt thép
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Sáng, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Ngọc ThắngTóm tắt:
Mô hình màng hóa mềm chịu xoắn (SMMT) được phát triển dựa trên mô hình màng hóa mềm (SMM) cho cấu kiện chịu cắt. Mô hình SMMT được hiệu chỉnh khi xem xét ứng xử kéo của bê tông và hệ số ảnh hưởng của hiện tượng Poission thông qua hệ số khuếch đại Hsu/Zhu. Ban đầu, mô hình SMMT được áp dụng để dự báo ứng xử chịu xoắn cho dầm đặc BTCT, tiếp đến các hiệu chỉnh để sử dụng dự báo cho dầm hộp BTCT chịu xoắn thông qua các hệ số khuyếc đại của bê tông gồm: ứng suất kéo, ứng suất nén và mô đun đàn hồi. Ngoài ra, ảnh hưởng của chiều dày thực của thành dầm hộp cũng được xem xét. Các hiệu chỉnh này, mô hình SMMT đã dự báo toàn bộ đường cong mô men xoắn - góc xoắn của dầm hộp BTCT chịu xoắn thuần túy. Tuy nhiên, các hệ số khuếch đại liên quan đến vật liệu bê tông được đề xuất bởi các nghiên cứu khác nhau, điều này ảnh hưởng đến ứng xử trước và sau nứt của dầm. Mô hình SMMT hiệu chỉnh mô hình hai đoạn thẳng chảy dẻo lý tưởng của cốt thép theo TCVN 5574:2018 và ảnh hưởng của hệ số khuếch đại Hsu/Zhu tại điểm phân giới 0,002 được sử dụng. Mô hình SMMT sửa đổi này cho dự báo tốt về ứng xử chịu xoắn ở giai đoạn đàn hồi và khá tốt về mô men xoắn nứt và mô men xoắn cực hạn so với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Cuối cùng, ảnh hưởng của các hệ số khuếch đại bê tông cho dầm hộp BTCT được xem xét và đánh giá.
- Nghiên cứu hiện tượng tắc nghẽn của bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng
- Đặc trưng dao động của tấm fgm đàn hồi-điện-từ có vi bọt rỗng đặt trên nền đàn hồi Kerr
- Nghiên cứu tính ứng dụng của cốt thép có mũ trong công trình bê tông cốt thép bán lắp ghép tại Việt Nam
- Khảo sát mô hình số của dầm bê tông cốt thép tiết diện chữ t được gia cường uốn-cắt bằng CFRP
- Ứng dụng điện thoại thông minh và phép đo gián tiếp khảo sát dao động công trình cầu