CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Trở về

Nghiên cứu hiện tượng tắc nghẽn của bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng

Nhóm Tác giả: Ngô Kim Tuân, Nguyễn Hoàng Giang, Phan Quang Minh, Nguyễn Tiến Dũng, Ken Kawamoto
Số trang: Tr. 1 - 12
Tên tạp chí: Khoa học công nghệ xây dựng
Số phát hành: Số 1V
Kiểu tài liệu: Tạp chí điện tử
Nơi lưu trữ: CSDL điện tử
Mã phân loại: 624
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Từ khóa: Bê tông rỗng thoát nước, Tắc nghẽn, Hệ số thấm, Cấu trúc rỗng, Tác nhân tắc nghẽn, Bê tông rỗng
Tóm tắt:

Bê tông rỗng thoát nước đang được ứng dụng rộng rãi trong thực tế với ưu điểm nổi bật về tính thấm nước và khả năng thoát nước bề mặt qua cấu trúc rỗng của bê tông. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, khả năng thoát nước của bê tông rỗng bị suy giảm theo thời gian do các tác nhân gây tắc nghẽn làm giảm hệ số thấm. Đây được xem là một trong những nhược điểm chính của bê tông rỗng thoát nước. Bài báo này trình bày các nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc nghẽn, được xác định bằng thực nghiệm khi sử dụng các tác nhân tắc nghẽn phổ biến như đất sét và cát. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng tắc nghẽn phụ thuộc vào độ rỗng thiết kế và đặc tính độ rỗng của bê tông rỗng, chiều dày của bê tông rỗng thoát nước theo phương thấm nước và kích thước hạt của tác nhân tắc nghẽn. Hệ số thấm giảm mạnh ở những lần bổ sung tác nhân gây tắc nghẽn đầu tiên, trạng thái tác nhân tắc nghẽn xâm nhập vào trong cấu trúc rỗng sẽ quyết định sự ảnh hưởng đến hệ số thấm cũng như khả năng loại bỏ và các biện pháp bảo dưỡng, duy trì khả năng thoát nước của bê tông rỗng.

Tạp chí liên quan