CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Trở về

Đánh giá thị giác của trẻ cận thị sử dụng tròng kính vi thấu kính phi cầu bậc cao

Tác giả: Trần Đình Minh Huy
Số trang: Tr. 67-70
Tên tạp chí: Khoa học và công nghệ Việt Nam
Số phát hành: Số 5
Kiểu tài liệu: Tạp chí trong nước
Nơi lưu trữ: CSDL điện tử
Mã phân loại: 610
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Từ khóa: Chất lượng thị giác, kiểm soát cận thị, Kính gọng
Tóm tắt:

So sánh thị lực và đánh giá chủ quan về mặt thị giác của trẻ em cận thị sử dụng tròng kính vi thấu kính phi cầu bậc cao (HAL) với tròng kính đơn tiêu cự (ĐTC). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng phân bố ngẫu nhiên, tiến cứu, mù đôi thực hiện trên 119 trẻ em cận thị có độ cầu tương đương từ -0,75D đến -4,75D, độ loạn không quá -1,50D, bất đồng khúc xạ không quá 1,00D, với độ tuổi từ 7 đến 13 tại Khoa Mắt, Bệnh viện An Sinh. Kết quả: Thị lực nhìn xa và nhìn gần của từng mắt tại thời điểm 6 tháng ở nhóm sử dụng tròng HAL và tròng ĐTC lần lượt là 0,03±0,03, 0,04±0,03 LogMAR (p=0,235) và 4,0±0,0, 4,0±0,2 hàng N (p=0,082). Tại thời điểm 3 tháng, tròng HAL được đánh giá là khó thích nghi hơn so với tròng ĐTC (p=0,023). Mức hài lòng về chất lượng thị giác của trẻ sử dụng tròng HAL khi học tập không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tròng ĐTC (p>0,05) nhưng trong các hoạt động vận động lại thấp hơn (p<0,05). Kết luận: Khả năng thích nghi của trẻ với tròng kính HAL cao. Thị lực nhìn xa, nhìn gần và mức hài lòng của trẻ sử dụng tròng kính HAL khi học tập tương đương với tròng kính ĐTC. Có ít hơn 10% trẻ không hài lòng với chất lượng thị giác khi sử dụng tròng HAL trong các hoạt động vận động.