Đánh giá thị giác của trẻ cận thị sử dụng tròng kính vi thấu kính phi cầu bậc cao
Tác giả: Trần Đình Minh HuyTóm tắt:
So sánh thị lực và đánh giá chủ quan về mặt thị giác của trẻ em cận thị sử dụng tròng kính vi thấu kính phi cầu bậc cao (HAL) với tròng kính đơn tiêu cự (ĐTC). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng phân bố ngẫu nhiên, tiến cứu, mù đôi thực hiện trên 119 trẻ em cận thị có độ cầu tương đương từ -0,75D đến -4,75D, độ loạn không quá -1,50D, bất đồng khúc xạ không quá 1,00D, với độ tuổi từ 7 đến 13 tại Khoa Mắt, Bệnh viện An Sinh. Kết quả: Thị lực nhìn xa và nhìn gần của từng mắt tại thời điểm 6 tháng ở nhóm sử dụng tròng HAL và tròng ĐTC lần lượt là 0,03±0,03, 0,04±0,03 LogMAR (p=0,235) và 4,0±0,0, 4,0±0,2 hàng N (p=0,082). Tại thời điểm 3 tháng, tròng HAL được đánh giá là khó thích nghi hơn so với tròng ĐTC (p=0,023). Mức hài lòng về chất lượng thị giác của trẻ sử dụng tròng HAL khi học tập không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tròng ĐTC (p>0,05) nhưng trong các hoạt động vận động lại thấp hơn (p<0,05). Kết luận: Khả năng thích nghi của trẻ với tròng kính HAL cao. Thị lực nhìn xa, nhìn gần và mức hài lòng của trẻ sử dụng tròng kính HAL khi học tập tương đương với tròng kính ĐTC. Có ít hơn 10% trẻ không hài lòng với chất lượng thị giác khi sử dụng tròng HAL trong các hoạt động vận động.
- Kiến thức, thực hành về phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2024
- Đánh giá hiệu quả phương pháp quang đông vi xung thể mi xuyên củng mạc bổ sung trên bệnh nhân glôcôm kháng trị
- Định loài phân tử và quan hệ phả hệ của ngoại ký sinh trùng trên bệnh nhân viêm da do Demodex spp. dựa trên 16s RDNA ty thể
- Đánh giá kết quả điều trị nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Nhiệt đới Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (2022-2024)
- Kiến thức dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2024