Tín chỉ carbon - Công cụ tài chính mới và khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon Việt Nam
Tác giả: Đỗ Minh Thoa, Nguyễn Thị Minh HằngTóm tắt:
Việt Nam đang thực hiện chương trình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và cam kết về chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc. Trong bối cảnh đó, thị trường tín chỉ carbon được xem là một công cụ tài chính giúp doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời là giải pháp quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính (KNK). Việt Nam đã tham gia vào thị trường tín chỉ carbon toàn cầu từ những năm 2000 thông qua các dự án thuộc Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto; tuy nhiên, những nỗ lực ban đầu này gặp phải nhiều khó khăn do giá tín chỉ biến động và thiếu hỗ trợ pháp lý vững chắc. Nghiên cứu sẽ chỉ rõ cơ chế hoạt động của thị trường tín chỉ carbon và đưa ra các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý giúp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của thị trường tín chỉ carbon Việt Nam.
- Nghiên cứu cơ chế và động học của phản ứng giữa hợp chất allyl-isothiocyanate và gốc tự do HOO bằng phương pháp DFT
- Điều khiển năng lượng vùng cấm của các màng mỏng Cu2ZnSnS4 bằng việc kết hợp Indium
- Sử dụng từ trường có dạng tập trung trong điều khiển dòng hạt plasma
- Phân tích sự sụp đổ tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước Thái Lan sau động đất bằng phương pháp phi tuyến trên ETABS
- Bào chế và kiểm nghiệm viên nang cứng chứa cao đặc lá Muồng trâu (Senna alata)