Việt Nam tham gia định chế hợp tác Mekong - Lan Thương những năm gần đây : một tiếp cận về chính trị-an ninh
Tác giả: Phùng Chí Kiên, Nguyễn Đại VũTóm tắt:
Hợp tác Mekong - Lan Thương là một định chế quốc tể mới và khá tiêu biểu tại Tiểu vùng sông Mekong, trong đó chính trị - an ninh được xác định là một trong những trụ cột cấu thành. Trong những năm gần đây, dù đã có một sô hoạt động cụ thể, nhưng so với các trụ cột khác, phát triển hợp tác về chính trị-an ninh trong khuôn khổ Hợp tác Mekong - Lan Thương vẫn còn những điểm hạn chế. Bởi vậy, bài viết trước hết làm rõ nội dung chính trị-an ninh trong Hợp tác Mekong - Lan Thương, tập trung vào những tuyên bố chung của định chế này về chính trị-an ninh gồm thúc đẩy các mối quan hệ chính trị quốc tế củng như bảo đảm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Trên cơ sở đó, bài viết tiếp tục vận dụng cách tiệp chính trị-an ninh để phân tích thực trạng, chỉ ra một số vấn đề nổi cộm liên quan đến sự tham gia của Việt Nam vào định chế quốc tế này như việc củng cố, cải thiện vị thế, vai trò quốc gia, sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc, sự bất đồng trong cách tiếp cận vấn đề chủ quyển và an ninh nguồn nước trong Tiểu vùng sông Mekong,... Những kết quả đó là cơ sở để các tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính