Hiệu quả y tế số trong quản lý loãng xương: Nghiên cứu tổng quan luận điểm
Tác giả: Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Hoàng Thị Hồng XuyếnTóm tắt:
Loãng xương là một bệnh rối loạn chuyển hóa xương tiến triển thầm lặng. Tỷ lệ mắc và tử vong do gãy xương do loãng xương tăng lên kéo theo tăng gánh nặng cho người bệnh, gia đình, xã hội. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ứng dụng của y tế số trong sàng lọc, theo dõi điều trị loãng xương. Nghiên cứu được tiến hành theo quy trình nghiên cứu tổng quan, tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu Pubmed. Nội dung tìm kiếm tập trung vào ba phần chính: bệnh loãng xương, y tế số, và hiệu quả. Các bài báo gốc được lựa chọn xuất bản từ tháng 1/2014 đến tháng 9/2024 trên các tạp chí quốc tế có bình duyệt. Tổng cộng 18 bài báo được đưa vào phân tích. Y tế số được ứng dụng chủ yếu trong: sàng lọc loãng xương (38,9%) theo dõi điều trị loãng xương (62,1%). Phần lớn nghiên cứu cho thấy kết quả tích cực trong cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
- Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh loãng xương tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bằng bộ câu hỏi EQ-5D-5L
- Chất lượng cuộc sống của người bệnh xẹp đốt sống do loãng xương được điều trị bơm xi măng tạo hình thân đốt sống
- Kết quả giải pháp tự động hoá phân tích kết quả đo mật độ xương bằng tia X năng lượng kép tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Ngưỡng cắt của FRAX (không gồm BMD) trong dự báo nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh
- Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi