Hiệu quả y tế số trong quản lý loãng xương: Nghiên cứu tổng quan luận điểm
Tác giả: Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Hoàng Thị Hồng XuyếnTóm tắt:
Loãng xương là một bệnh rối loạn chuyển hóa xương tiến triển thầm lặng. Tỷ lệ mắc và tử vong do gãy xương do loãng xương tăng lên kéo theo tăng gánh nặng cho người bệnh, gia đình, xã hội. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ứng dụng của y tế số trong sàng lọc, theo dõi điều trị loãng xương. Nghiên cứu được tiến hành theo quy trình nghiên cứu tổng quan, tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu Pubmed. Nội dung tìm kiếm tập trung vào ba phần chính: bệnh loãng xương, y tế số, và hiệu quả. Các bài báo gốc được lựa chọn xuất bản từ tháng 1/2014 đến tháng 9/2024 trên các tạp chí quốc tế có bình duyệt. Tổng cộng 18 bài báo được đưa vào phân tích. Y tế số được ứng dụng chủ yếu trong: sàng lọc loãng xương (38,9%) theo dõi điều trị loãng xương (62,1%). Phần lớn nghiên cứu cho thấy kết quả tích cực trong cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
- Nghiên cứu một số dạng bất thường nhiễm sắc thể ở bệnh nhân vô tinh, thiểu tinh nặng tại Bệnh viện Bưu Điện
- Tỷ lệ và một số yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi nhóm I
- Nhân ba trường hợp ứng dụng hệ thống cảnh báo thần kinh trong phẫu thuật sọ não-cột sống tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Kết quả điều trị tăng cholesterol máu gia đình tại Bệnh viện Nhi Trung ương
- Khẩu phần thực tế của người bệnh tăng huyết áp nội trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên